seotime tokten-vn.org.vn nci avolution

2017年07月

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ em, được xếp vào nhóm bệnh đường hô hấp trên. Nếu như bậc các bậc cha mẹ không phát hiện để điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nặng nề, khó khắc phục và ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ.

                                                 Viêm tai giữa

Tai có thể chia làm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài gồm vành tai và ống tai ngoài.Tai giữa gồm màng tai và hòm tai, màng tai dễ bị thủng do các chấn thương cơ học ( chọc, ngoáy vào tai), chấn thương áp lực ( lặn sâu, bị tát vào tai,sức ép do bom đạn,…), chấn thương âm.Bất kì chấn thương nào thì cũng gây gián đoạn đến sự dẫn truyền âm vào tai,dẫn đến nghe kém hoặc điếc.Tai trong gồm ốc tai xương và ốc tai màng. Đây là nơi thần kinh tiếp nhận âm thanh để truyền lên não, nhờ đó mà con người có thể nghe được.

Cấu trúc của tai

 Viêm tai giữa thường gặp từ 6 tháng đến 3 tuổi. Nó thường mắc do viêm VA lan vào vòi nhĩ, làm cho vòi nhĩ bị viêm và tắc lại. Ở trẻ em, vòi nhĩ ngắn hơn, khẩu kính lớn hơn ở người lớn nên vi khuẩn và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa. Đặc biệt, hệ thống niêm mạc đường hô hấp (niêm mạc mũi họng, niêm mạc hòm tai, niêm mạc khí phế quản…) ở trẻ rất nhạy cảm, rất dễ phản ứng với những kích thích bằng hiện tượng xuất tiết dịch, làm cho dịch ứ đọng nhiều trong hòm tai, gây viêm.
 Để phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ,phải tăng cường giữ gìn vệ sinh mũi họng thường xuyên cho bé thật sạch sẽ, hạn chế tối đa trẻ bị viêm mũi họng. Khi trẻ bị nôn, chất nôn dễ tràn vào tai giữa nên không nên để đầu trẻ thấp. Khi gội đầu cho bé thì không nên hạ thấp đầu quá mức vì như vậy nước sẽ chảy vào tai giữa, gây viêm. Nếu trẻ bị viêm mũi họng và viêm VA thì phải đến bác sĩ để được điều trị dứt điểm và đúng cách vì đó là nguyên nhân gây viêm tai giữa.
Trong nhiều trường hợp, nếu viêm VA quá nặng phải tiến hành nạo VA, khi có chỉ định của bác sĩ. Khi trẻ có các biểu hiện của viêm tai giữa thì các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại chuyên khoa tai mũi họng ở các bệnh viện có uy tín. Tuyệt đối không được tự ý điều trị cho trẻ.
Viêm tai giữa là một bệnh dễ tái phát,vì thế, trẻ cần được theo dõi thường xuyên ở các cơ sở y tế chuyên khoa để phát hiện và điều trị kịp thời.

 Chảy máu cam là hiện tượng thường gặp ở mọi lứa tuổi,từ trẻ nhỏ đến người lớn. Với thời tiết hanh khô, nhiệt độ đang dần hạ thấp như hiện nay thì rất dễ xảy ra hiện tượng chảy máu cam. Nhiều người cho rằng việc chảy máu cam là hết sức bình thường và không quan tâm. Nhưng ít ai biết đến chảy máu cam cũng là biểu hiện của nhiều bệnh lí nguy hiểm khác. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về cách phòng ngừa và điều trị chảy máu cam nhé:

Chảy máu cam

Theo nghiên cứu người ta thấy rằng chảy máu cam ở nam nhiều hơn ở nữ. Ở người trẻ tuổi, điểm chảy thường xuất phát ở phần mũi trước của mũi, thường do chấn thương hoặc viêm đường hô hấp. Ở lứa tuổi 40 trở lên thì điểm chảy máu lại thường xuất phát ở phần sau của mũi do xơ cứng động mạch, cao huyết áp, u bướu,…

Một trong những nguyên nhân thông thường nhất là mũi khô do thời tiết, đặc biệt là trong thời gian chuyển mùa. Vách ngăn giữa hai mũi bị lệch làm cho không khí đi vào hai mũi không đều nhau cũng là nguyên nhân dẫn đến mũi khô và chảy máu cam. Các bệnh như viêm mũi, viêm xoang khiến mũi bạn bị tổn thương và chảy máu. Hoặc là sơ ý đập trúng mũi, hay đi không cẩn thận nên vấp ngã gây tổn thương mũi và chảy máu.
 Cách sơ cứu bệnh nhân lúc này là:
-Để bệnh nhân ngồi thẳng lưng để ổn định huyết áp ở các tĩnh mạch mũi.
-Bóp chặt mũi: dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt mũi để không cho máu chảy ra, hãy thở bằng miệng, giữ trạng thái như vậy từ 5 -10 phút. Động tác này sẽ ép chặt lên điểm chảy máu ở vách ngăn mũi thường thì nó làm cho máu ngừng chảy.
Lưu ý: chúng ta thường có những thói quen khi chảy máu cam thường ngả đầu ra phía sau. Đó là điều hết sức sai lầm, khi ngả đầu ra sau có thể khiến cho người bệnh bị sặc, dẫn đến ho do máu chảy từ mũi xuống miệng. Nếu máu chảy xuống miệng thì không được nuốt mà hãy đẩy chúng ra ngoài cơ thể ngay lập tức.

Cách sơ cứu khi chảy máu cam

– Để ngăn chảy máu tái phát sau khi máu cam đã cầm, không nên ngoáy hoặc xì mũi và không nên cúi trong vòng vài giờ sau khi bị chảy máu. Chú ý giữ đầu ở mức cao hơn tim.
– Nếu chảy máu tái diễn thì các bạn hãy hít thật mạnh vào để làm sạch các cục máu đông trong mũi bạn, xịt cả 2 bên mũi bằng thuốc xịt mũi chống sung huyết chứa oxymetazolin (Afrin, Dristan,…). Bóp chặt mũi theo cách đã mô tả ở trên và tiến hành gọi bác sĩ.
Cách phòng chảy máu cam
– Chúng ta cần bảo vệ mũi để nó không bị khô. Khi đi ra ngoài bạn nên nhớ phải đeo khẩu trang để không cho bụi bẩn có cơ hội bám vào và gây tổn thương cho mũi
– Nếu bạn có thói quen thường xuyên ngoáy mũi thì cần loại bỏ ngay nhé. Đây là hành động gây tổn thương các mạch máu trong mũi và dẫn tới chảy máu cam. Bạn có thể vệ sinh mũi của mình thật nhẹ nhàng êm ái bằng khăn giấy sạch, vừa an toàn lại không gây tổn thương mũi.

Hoạt chất : Gliclazid 
Clazic SR Tab.30mg (H500) - Điều trị đái tháo đường typ II

THÀNH PHẦN
Gliclazid: 30mg
CÔNG DỤNG-CHỈ ĐỊNH
Ðái tháo đường type II không phụ thuộc Insulin.mổ, đề phòng nhiễm khuẩn trong khi mổ dạ dày - ruột, tử cung, đầu và cổ, tim, thận, thay khớp và đường mật).
CÁCH DÙNG-LIỀU DÙNG
 Clazic SR Tab.30mg (H500) Uống thuốc trong bữa ăn sáng:
- Liều khuyến cáo: 30-120 mg/ngày 1 lần.
- Liều duy trì: 60 mg/ngày 1 lần. Hoặc theo hướng dẫn của thầy thuốc.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Đái tháo đường type 1
- Quá mãn với Sulfonylureas
- Suy gan hoặc suy thận nặng
- Hôn mê hoặc tiền hôn mê do đái tháo đường.
- Nhiễm khuẩn nặng
- Chấn thương năng
- Phẫu thuật lớn
- Phụ nữ có thai và cho con bú
QUI CÁCH ĐÓNG GÓI
Hộp 1 vỉ x 4 viên
CÔNG TI ĐĂNG KÍ
UNITED PHARMA Việt Nam

Hoạt chất : Saxagliptin. 
Hỗ trợ chế độ ăn kiêng và luyện tập cho bệnh nhân ≥ 18t. đái tháo đường týp 2

THÀNH PHẦN
Saxagliptin..........2.5mg
CÔNG DỤNG, CHỈ ĐỊNH
Onglyza 5mg Hỗ trợ chế độ ăn kiêng và luyện tập cho bệnh nhân ≥ 18t. đái tháo đường týp 2. Đơn trị liệu khi chưa kiểm soát tốt đường huyết hoặc không thích hợp sử dụng metformin do CCĐ hoặc không dung nạp. Phối hợp metformin khi chỉ sử dụng metformin không kiểm soát tốt đường huyết, sulfonylurê khi chỉ sử dụng sulfonylurê không kiểm soát tốt đường huyết và không thích hợp sử dụng metformin, thiazolidinedione khi chỉ sử dụng thiazolidinedione không kiểm soát tốt đường huyết ở bệnh nhân thích hợp sử dụng thiazolidinedione, metformin và sulfonylurê khi sử dụng phối hợp metformin và sulfonylurê không kiểm soát tốt đường huyết, insulin (cùng hoặc không cùng metformin) khi chỉ sử dụng insulin không kiểm soát tốt đường huyết.
CÁCH DÙNG-LIỀU DÙNG
2.5 mg hay 5 mg, 1 lần/ngày. Suy thận trung bình-nặng, suy thận giai đoạn cuối phải thẩm phân máu (sử dụng sau khi thẩm phân): 2.5 mg x 1 lần/ngày. Liều 2.5 mg x 1 lần/ngày khi sử dụng cùng lúc thuốc ức chế mạnh cytochrom P450 3A4/5 (CYP3A4/5). Sử dụng liều thấp thuốc kích thích tiết insulin hoặc insulin để hạn chế tối đa nguy cơ hạ glucose máu khi sử dụng phối hợp Onglyza.
Cách dùng: Có thể dùng lúc đói hoặc no: Uống trong hoặc ngoài bữa ăn. Không được bẻ hoặc cắt viên thuốc.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
Tiền sử phản ứng quá mẫn nghiêm trọng với ONGLYZA như phản ứng phản vệ, phù mạch hoặc các tình trạng da tróc vảy.
THẬN TRỌNG
Đái tháo đường týp 1, nhiễm keto-acid do đái tháo đường: không nên sử dụng. Theo dõi cẩn thận các dấu hiệu và triệu chứng viêm tụy. Nếu nghi ngờ viêm tụy, nghi ngờ phản ứng quá mẫn nặng (phản ứng phản vệ, phù mạch, các tình trạng da tróc vảy): ngưng sử dụng. Bệnh nhân có tiền sử phù mạch với chất ức chế dipeptidyl peptidase-4 (DPP4). Phụ nữ có thai/cho con bú. Lái xe/vận hành máy.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhiễm trùng đường tiểu, nhức đầu, giảm tiểu cầu, phản ứng quá mẫn, hạ glucose máu. Khi phối hợp Metformin: Nhức đầu, viêm mũi-hầu.
QUI CÁCH ĐÓNG GÓI
28 viên/hộp
NHÀ SẢN XUẤT
AstraZeneca

Hoạt chất : Sitagliptin + metformin hydrochloride 
JANUMET được dùng như liệu pháp hỗ trợ chế độ ăn kiêng và vận động thể lực để cải thiện kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang dùng metformin hoặc sitagliptin đơn trị liệu hoặc bệnh nhân đã dùng liệu pháp kết hợp sitaglitin với metformin nhưng chưa kiểm soát được đường huyết thích đáng.JANUMET được dùng trong trị liệu kết hợp 3 thuốc với sulfonylurea, như là liệu pháp hỗ trợ chế độ ăn kiêng và vận động thể lực ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chưa kiểm soát thích đáng đường huyết với bất kỳ 2 trong số 3 thuốc sau đây: metformin, sitagliptin hoặc sulfonylurea.

THÀNH PHẦN
Mỗi viên Janumet 50mg/850mg: Sitagliptin phosphate monohydrate 64,25 mg (tương đương 50 mg sitagliptin dạng base tự do), metformin 850 mg.
CÔNG DỤNG-CHỈ ĐỊNH
JANUMET được dùng như liệu pháp hỗ trợ chế độ ăn kiêng và vận động thể lực để cải thiện kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang dùng metformin hoặc sitagliptin đơn trị liệu hoặc bệnh nhân đã dùng liệu pháp kết hợp sitaglitin với metformin nhưng chưa kiểm soát được đường huyết thích đáng.
JANUMET được dùng trong trị liệu kết hợp 3 thuốc với sulfonylurea, như là liệu pháp hỗ trợ chế độ ăn kiêng và vận động thể lực ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chưa kiểm soát thích đáng đường huyết với bất kỳ 2 trong số 3 thuốc sau đây: metformin, sitagliptin hoặc sulfonylurea.
JANUMET được dùng trong trị liệu kết hợp 3 thuốc với chất chủ vận PPARγ (nhóm thuốc thiazolidinediones) như là liệu pháp hỗ trợ chế độ ăn kiêng hoặc vận động thể lực ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chưa kiểm soát thích đáng đường huyết với bất kỳ 2 trong số 3 thuốc sau đây: metformin, sitagliptin hoặc chất chủ vận PPARγ.
JANUMET được dùng trong liệu pháp kết hợp với insulin, như là liệu pháp hỗ trợ chế độ ăn kiêng và vận động thể lực để cải thiện kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
CÁCH DÙNG-LIỀU DÙNG
Nhìn chung: Nên cá thể hóa liều trị liệu JANUMET trên cơ sở phác đồ hiện tại của bệnh nhân, hiệu quả và khả năng dung nạp của thuốc trong khi không vượt quá liều khuyến cáo tối đa hàng ngày là 100 mg sitagliptin.
JANUMET thường được dùng ngày 2 lần cùng với bữa ăn, với liều tăng từ từ nhằm giảm các tác dụng phụ đường tiêu hóa thường xảy ra khi dùng metformin.
Liều khuyến cáo:
Nên dùng liều khởi đầu của JANUMET dựa theo phác đồ hiện tại của bệnh nhân. Nên dùng JANUMET ngày 2 lần cùng bữa ăn. Hiện có sẵn các liều sau đây:
50 mg sitagliptin/ 500 mg metformin hydrochloride
50 mg sitagliptin/ 850 mg metformin hydrochloride
50 mg sitagliptin/ 1000 mg metformin hydrochloride
Đối với bệnh nhân không kiểm soát tốt đường huyết bằng đơn trị liệu metformin:Đối với bệnh nhân dùng metformin đơn độc không kiểm soát thích đáng đường huyết, liều khởi đầu thường dùng của JANUMET cung cấp sitagliptin liều 50 mg ngày 2 lần (tổng liều 100 mg/ ngày) cùng với liều metformin đang sử dụng.
Đối với bệnh nhân không kiểm soát tốt đường huyết bằng đơn trị liệu sitagliptin:
Đối với bệnh nhân dùng sitagliptin đơn độc không kiểm soát thích đáng đường huyết, liều khởi đầu thường dùng của JANUMET là 50 mg sitagliptin/500 mg metformin hydrochloride ngày 2 lần. Có thể tăng liều lên đến 50 mg sitagliptin/ 1000 mg metformin ngày 2 lần. Không nên chuyển sang dùng JANUMET ở bệnh nhân đang dùng đơn trị liệu sitagliptin với liều điều chỉnh vì suy thận (xem CHỐNG CHỈ ĐỊNH).
Đối với bệnh nhân chuyển trị liệu từ phác đồ dùng chung sitagliptin với metformin:
Đối với bệnh nhân chuyển từ phác đồ dùng chung sitagliptin với metformin, có thể khởi đầu JANUMET bằng liều sitagliptin và metformin đang dùng.
Đối với bệnh nhân không kiểm soát tốt đường huyết bằng liệu pháp kết hợp 2 thuốc với bất kỳ 2 trong số 3 thuốc trị tăng đường huyết sau đây: sitagliptin, metformin hoặc sulfonylurea:Liều khởi đầu thường dùng của JANUMET nên cung cấp liều sitagliptin 50 mg, ngày 2 lần (tổng liều 100 mg/ ngày). Nên xem xét mức độ kiểm soát đường huyết và liều hiện dùng metformin (nếu có) khi xác định liều khởi đầu của thành phần metformin. Nên xem xét tăng liều từ từ để làm giảm các tác dụng phụ đường tiêu hóa thường xảy ra khi dùng metformin. Có thể cần giảm liều sulfonylurea ở bệnh nhân hiện dùng hoặc bắt đầu dùng sulfonylurea nhằm làm giảm nguy cơ hạ đường huyết do sulfonylurea gây ra (xem THẬN TRỌNG).
Đối với bệnh nhân không kiểm soát tốt đường huyết bằng liệu pháp kết hợp 2 thuốc với bất kỳ 2 trong số 3 thuốc trị tăng đường huyết sau đây: sitagliptin, metformin hoặc chất chủ vận PPARγ (nhóm thiazolidinediones):
Liều khởi đầu thường dùng của JANUMET nên cung cấp liều sitagliptin 50 mg, ngày 2 lần (tổng liều 100 mg/ ngày). Phải xem xét mức độ kiểm soát đường huyết và liều hiện dùng metformin (nếu có) khi xác định liều khởi đầu của thành phần metformin. Xem xét tăng liều từ từ để làm giảm các tác dụng phụ đường tiêu hóa thường xảy ra khi dùng metformin.
Đối với bệnh nhân không kiểm soát tốt đường huyết bằng liệu pháp kết hợp 2 thuốc với bất kỳ 2 trong số 3 thuốc trị tăng đường huyết sau đây: sitagliptin, metformin hoặc insulin:Liều khởi đầu thường dùng của JANUMET nên cung cấp liều sitagliptin 50 mg, ngày 2 lần (tổng liều 100 mg/ ngày). Phải xem xét mức độ kiểm soát đường huyết và liều hiện dùng của metformin (nếu có) khi xác định liều khởi đầu của thành phần metformin. Xem xét tăng liều từ từ để làm giảm các tác dụng phụ đường tiêu hóa thường xảy ra khi dùng metformin. Có thể giảm liều insulin ở bệnh nhân đang hoặc mới khởi đầu điều trị với insulin để giảm nguy cơ hạ đường huyết (xem THẬN TRỌNG).
Chưa có nghiên cứu khảo sát cụ thể tính an toàn và hiệu lực của JANUMET ở bệnh nhân trước đây dùng các thuốc trị tăng đường huyết khác và đã chuyển sang dùng JANUMET.
Nên thận trọng và có giám sát phù hợp khi có bất kỳ thay đổi trong trị liệu đái tháo đường vì có thể xảy ra những thay đổi trong kiểm soát đường huyết.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Chống chỉ định dùng JANUMET (sitagliptin phosphate/metformin HCl)ở bệnh nhân có:
1. Bệnh thận hoặc rối loạn chức năng thận, gợi ý qua creatinine huyết thanh ≥1,5 mg/dL [nam], ≥1,4 mg/dL [nữ], hoặc có hệ số thanh thải creatinine bất thường có thể do bệnh lý như trụy tim mạch (sốc), nhồi máu cơ tim cấp và nhiễm trùng huyết.
2. Mẫn cảm với sitagliptin phosphate, metformin hydrochloride hoặc bất kỳ thành phần nào khác của JANUMET (xem THẬN TRỌNG LÚC DÙNG, Sitagliptin phosphate, Phản ứng quá mẫn và TÁC DỤNG NGOẠI Ý, Kinh nghiệm hậu mãi).
3. Nhiễm axít do chuyển hóa cấp tính hoặc mãn tính, bao gồm nhiễm axít xeton do đái tháo đường, có hoặc không có hôn mê.
Nên ngưng JANUMET tạm thời ở bệnh nhân được chụp X quang có tiêm tĩnh mạch chất cản quang gắn iode phóng xạ, vì sử dụng các chất như thế có thể gây thay đổi chức năng thận cấp tính (xem THẬN TRỌNG LÚC DÙNG, Metformin hydrochloride).
Lúc có thai và lúc nuôi con bú
QUI CÁCH ĐÓNG GÓI
Hộp 4 vỉ x 7 viên, hộp 8 vỉ x 7 viên
NHÀ SẢN XUẤT
Patheon Puerto Rico,Inc.

↑このページのトップヘ